Cây cối và sự ảnh hưởng đến phong thủy
Trong phong thủy, từ hàng ngàn năm trước, người xưa đã biết tác dụng của cây cối trong việc hóa giải các điều xấu của môi trường sinh sống. Chẳng hạn cân bằng hình thể khiếm khuyết của ngôi nhà, che chắn tầm nhìn đến các cảnh quan xấu của bên ngoài....
1. Trồng cây nào, trồng hướng nào?
Theo quan niệm người xưa thì nên trồng những cây sau theo đúng hướng thì rất tốt cho mọi người sinh sống trong nhà. Hình sắc khí của cây cũng cảm ứng rất quan hệ đến họa phúc. Vì vậy, cây trồng phải cẩn thận. Khi thấy cây ở khu nào héo úa, vàng lá tức là vùng khí ỏ đó có vấn đề, chúng ta phải tìm xem có gì khác lạ từ môi trường bên ngoài tác động không? Hay vùng khí nơi đó âm dương không hài hòa, ta phải cân bằng nó lại.
Ví như cây Cát tường như ý biết đến: Phiến lá mà xanh lục với đường gân bạc, lá dày nhưng mượt, hình dáng trang nhã. Vào mùa hè nếu đặt một cây trên bàn trà hoặc cửa sổ sẽ có tác dụng giảm bớt không khí oi bức và với hình dáng dễ thương của nó cũng khiến người ta vui vẻ, thoải mái. Cây dùng trong các dịp bình an, trừ tà, mừng lễ, Tết, thăng chức, khai trương, chúc mừng sinh con,...
Và sau đây là những quan niệm của người xưa về cây cối:
- Cây cối có vẽ bao bọc lấy nhà thì thanh nhàn hưởng phúc.
- Bụi trúc quanh co, trong nhà giàu có.
- Một dãy cây sum xuê trước cửa (nhưng không che ánh sáng) sẽ tốt cho con cháu.
- Cây trước nhà có nhiều tàn ngang bằng như cái lộng thì người trong nhà sớm đỗ đạt.
- Cây mọc bên hông như thể ôm lấy nhà, giàu có lâu dài.
- Cây bên tả uốn khúc ôm lấy nhà, giàu có công danh.
- Nhiều cây sau nhà, giàu có thông minh.
- Cây bốn bên nhà bằng nhau, có nhiều ruộng mọi nơi.
- Cây xanh tán rộng, con trưởng giàu có.
Những quan niệm xấu về cây:
- Trước cửa có cây đào, lý hàm ý ham mê tửu sắc.
- Đối diện với cửa có cây dương liễu rũ như xõa tóc treo đầu hàm ý trong nhà có người thắt cổ.
- Trước cửa có cây hình dạng kỳ quái, nếu n hỏ thì hàm ý trong nhà có điều chẳng lành; nếu lớn thì bệnh tùy khí không thông.
- Trước cửa có một cây trơ trọi, hàm ý trong nhà toàn góa bụa, ít con cháu.
- Cành cây đâm xéo vào cửa, hàm ý sẽ có tang tóc.
- Gốc cây bị thủng rễ trước nhà, hàm ý bị điếc, mê muội.
- Cây trước cửa gù cong như lưng lạc đà, hàm ý đinh tài đều kém.
- Cây khô trước cửa, hàm ý hỏa tai chồng chết, mất của, chết đường.
- Cây khô trên nóc, hàm ý sẽ có quả phụ.
- Trước cửa có cây cành dây leo rối rít, hàm ý bị thắt cổ treo lên hoặc bị lật thuyền.
- Trước cửa có cây mọc rũ xuống nước, hàm ý trong nhà có người chết đuối.
- Cạnh bên nhà có dây hoa màu đỏ, hàm ý thất bại vì nhan sắc.
- Trong vườn nếu trồng thông chỉ trồng thông nhỏ, nếu là thông lớn làm ăn không khá.
- Bên phải nhà có cây, có hoa màu trắng, con cháu lêu bêu.
Dùng cây để hóa giải điểm khuyết
Sau đây là cách dùng cây để hóa giải trong phong thủy:
- Nếu văn phòng hay nhà ở của bạn ở thấp hơn mặt đất hãy dùng cây và lùm cây để hóa giải khí đè nén.
- Dùng màu sắc để tạo ánh sáng cho khu vực cầu thang lên xuống.
- Tránh các loại cây có gai như xương rồng đặt trong nhà. Xương rồng để ở bên ngoài đó là sự bảo vệ cho ngôi nhà nhưng dùng trong nhà gây cảm giác tấn công. Nên chọn các loại cây mọng, lá tròn.
- Các loại cây bonsai, tuy đẹp, nhưng tượng trưng sự tăng trưởng bị cằn cỗi, và vì thế nên tránh để trong nhà, trừ khi thật cần thiết.
- Nếu bạn có một thang cuốn hình xoắn ốc, hãy đặt một chậu cây bên dưới chân cầu thang để giữ khí lại.
- Bạn có thể dùng cây để đổi hướng khí cắt mà góc nhà nhô ra để tạo nên.
2. Cây và phong thủy
Cây cối luôn đóng vai trò liên kết con người với thế giới tự nhiên. Do vậy, dùng cây cối trong nội thất chính là liệu pháp tiếp nối một cách đơn giản và dễ điều chỉnh nhất. Một căn phòng làm việc có nhiều loại trang thiết bị, vậy hãy thử đặt vài chậu kiểng, bình hoa trên bàn và giỏ lan trên bậu cửa sổ chẳng hạn. Hiệu quả giảm stress sẽ đến rõ rệt nhờ việc điều hòa tính âm dương của các hành Mộc, Kim trong ngũ hành.
Cũng cần quan niệm nhà ở không phải là rừng hay vườn cây, việc trồng cây phải tương quan hài hòa với tỉ lệ không gian sống. cây cối nhiều quá nếu không có hệ thống sắp hợp lý sẽ dẫn đến ẩm thấp, tối tăm, vướng víu tầm mắt và dễ sinh ra hỏa hoạn (Mộc sinh Hỏa).
Trong thiết kế xây dựng, dù là lâu đài phương Tây hay nhà vườn phương Đông, có diện tích đất rộng nằm giữa vườn cây thì phần chung quanh ngôi nhà vẫn phải là một khoảng trống thoáng đãng, chọn lọc các loại cây và tránh tình trạng cây cối luộm thuộm che chắn hay mọc bừa bãi sát nhà ở.
Tình trạng của cây cối cũng là thước đo sinh khí cho mỗi ngôi nhà. Khi một loại cây trồng có dấu hiệu tàn úa, cần khắc phục ngay để duy trì trường khí. Gần thì điều chỉnh cho cây như xới đất, tưới nước hay tỉa cành, xa hơn là quan sát cả không gian xung quanh, xem có bị nắng nóng hay để cây quá sâu trong nhà khí thiếu dưỡng khí?
Tốt nhất gia chủ nên chọn các loại cây phù hợp với cấu trúc, hình khối và hướng của nhà (cây ưa nước, ưa nắng hay thích bóng râm, cây sậm lá hay nhiều hoa) để trang trí cho ngôi nhà của mình. Những bộ cây truyền thống được phong thủy xem là cát tường, mang lại sinh khí trong nhà ở, có thể sắp xếp tương ứng với các bộ sau:
- Bộ Tứ Linh: đa - sung - sanh - si, vốn là những cây lâu năm, dáng đẹp, rễ bám bền chắc và cành lá sum xuê.
- Bộ Tứ Quý: tùng - trúc - cúc - mai, tương ứng theo 4 mùa trong năm, trong đó tùng và trúc tượng trưng cho người quân tử, trượng phu, còn cúc - mai tượng trưng cho nữ nhi hiền thục.
- Bộ Tam Đa: sung - sai - quả, tượng trưng cho phúc, lộc, vừng tượng trưng cho lộc, thiên tuế hay vạn tuế tượng trưng cho thọ.
Trong phong thủy, số loại cây mang đến vận may nhiều hơn các loại khác. Thực vật mọng nước với những chiếc lá tròn, đày đặn hoặc loại cây có màu lá đậm tượng trưng cho tiền tài, giàu sang, mang đến may mắn nhiều nhât. (Lưu ý, những cây này mang hành Thủy, không nên đặt ở hướng Nam ngôi nhà). Xưa nay, việc trồng cây xanh luôn được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường sinh khí cho nhà ở. Cỏ cây tươi nhuận biểu hiện cho sinh khí thịnh vượng, dồi dào.
Mộc pháp: Mộc pháp là cách chọn và trồng cây sao cho phù hợp phong thủy (từ toàn cục đến chi tiết nhà ở). Đối với vùng nông thôn hay biệt thự nha vườn, cây xanh là vành đai ngăn khí độc, giữ khí lành, cùng với mặt nước điều hòa vi khí hậu. ta có t hể thấy mọi thôn xóm làng mạc... xưa nay đều có giải pháp bố cục cơ bản: (1) là kề cận nguồn nước (sông, ngòi, ao hồ), (2) là lấy rừng cây, lũy tre làm chỗ dựa để giảm các tác động bên ngoài. Tác dụng về phong thủy của cây cối là tàn phong tụ khí, một mặt ngăn che gió lạnh (đối với Việt Nam là từ các hướng Bắc, Đông Bắc trở xuống) và tạo bóng râm chóng nắng gắt (từ các hướng Tây, Tây Bắc), một mặt lọc bụi và giữ lại hơi nước, không ngăn cản gió lành từ hướng Nam, Đông Nam thổi lên. Do vậy, kinh nghiệm trước cau, sau chuối của ông cha để lại chính là cách trồng cây hợp khí hậu thương vị, trong đó mối quan hệ giữa ngôi nhà với vườn trước, vườn sau, vườn bên, ao cá... khác chặt chẽ và hài hòa.
Tuy nhiên, dù có đất rộng thì cũng không thể trồng cây tùy tiện lan tràn mà cần tuân thủ theo các quy luật về thực vật và phong thủy, ví dụ: Không nên trong cây to rễ rộng trước cửa và sát tường vì rễ gây hỏng nứt tường nhà, đi lại bị va vấp.
Không nên trồng cây rậm rạp trước nhà, đầu hướng gió vì che khuất tầm nhìn và gió mát, khi xảy ra hỏa hoạn dễ cháy lan truyền (Mộc sinh Hỏa). Nếu trồng cây làm hàng rào thì thường xén ngang tỉa gọn (như chè tàu, râm bụt).
Cây thân thẳng, dáng đẹp hay kiểng quý thường trồng thành cặp cân đối, tránh đơn độc, nếu theo số lẻ thì thường là nhóm 3 hoặc 5 cây như cau kiểng, thiên tuế.
Cây ăn trái không trồng sát nhà vì dễ thu hút sâu bọ.